Bệnh suy tim, cũng gọi là suy tim xung huyết, bắp thịt tim yếu đi và không bơm máu mạnh như lúc thường. Máu chảy chậm đi và chất lỏng có thể tích tụ lại trong phổi hoặc phần cơ thể khác. Đây không có nghĩa là tim bạn ngưng bơm máu. Vì bệnh suy tim sẽ không hết, bạn cần học cách chăm sóc tình trạng mình.
Bài liên quan suy tim
- Kiểm soát đường huyết kém dễ bị suy tim
- Bệnh tim mạch – những phát hiện mới về dấu hiệu nhận biết sớm
- Thuốc điều trị phù do suy tim chứa hoạt chất hydroclorothiazid [Phần 1]
- Cảnh báo nguy cơ suy tim vì mất ngủ
- Thuốc điều trị phù do suy tim chứa hoạt chất hydroclorothiazid [Phần 2]
Bệnh suy tim, cũng gọi là suy tim xung huyết, bắp thịt tim yếu đi và không bơm máu mạnh như lúc thường. Máu chảy chậm đi và chất lỏng có thể tích tụ lại trong phổi hoặc phần cơ thể khác. Đây không có nghĩa là tim bạn ngưng bơm máu. Vì bệnh suy tim sẽ không hết, bạn cần học cách chăm sóc tình trạng mình.
Nguyên nhân gây suy tim
• Bệnh tim
• Huyết áp cao
• Vấn đề với van tim
• Bệnh phổi
• Bị nhiễm khuẩn hoặc siêu vi
• Dùng nhiều rượu hoặc ma túy
• Bệnh tim bẩm sanh
• Bệnh tuyến giáp hoặc thận
Chăm sóc cho bạn
• Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
• Tự cân cùng giờ mỗi buổi sáng. Ghi lại cân nặng mỗi ngày.
• Hạn chế muối hoặc natri trong thức ăn và thức uống.
• Hãy để ý xem mình cảm thấy ra sao.
• Tập thể dục hàng ngày, nhưng cần nghỉ khi mệt.
• Gác chân lên cao để cổ chân bớt sưng.
• Giữ hẹn với bác sĩ.
• Giảm cân nặng nếu béo phì.
• Ngưng hút thuốc lá.
• Tránh uống rượu.
• Tiêm phòng ngừa cảm cúm hàng năm. Hỏi bác sĩ về chủng ngừa viêm phổi.
• Hạn chế chất lỏng hàng ngày khi bác sĩ chỉ định.
• Gọi bác sĩ khi có bất cứ triệu chứng nào liệt kê dưới đây— đừng trì hoãn gọi bác sĩ.
Phù chân một dấu hiệu cho bạn biết cần phải đi khám suy tim
Khám bác sĩ ngay nếu:
• Tăng 1 kilogam trong một ngày hay từ 1 đến 2 kilogam trong 5 ngày.
• Sưng chân, bàn chân, tay hoặc bụng hoặc khi cảm thấy giầy, dây thắt
lưng hoặc nhẫn chặt hơn.
• Cảm thấy thở hổn hển.
• Dùng thêm gối khi ngủ hoặc cần ngủ trên ghế.
• Ho ban đêm hoặc ho hoặc sung huyết ngực nhiều hơn.
• Mệt hoặc yếu hơn.
• Ăn không ngon miệng hoặc buồn nôn.
• Cảm thấy chóng mặt hoặc lẫn lộn.
• Đi tiểu bớt thường xuyên.
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn:
• Thở hổn hển ngay cả khi nghỉ mệt
• Bị đau ngực, sức ép trên ngực hoặc chẹn ngực
• Ngất xỉu
• Tim đập nhanh, bất thường
Hỏi bác sĩ hoặc y tá nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào mà bạn nghĩ có thể liên quan tới suy tim.
Nguồn Medline Plus